Sai sót năm nhuận Lịch_Julius

Mặc dù lịch mới là đơn giản hơn nhiều so với lịch La Mã, nhưng các Giáo hoàng hình như vẫn hiểu sai thuật toán. Họ thêm ngày nhuận sau mỗi 3 năm thay vì sau mỗi 4 năm. Theo Macrobius, sai sót này là kết quả của việc tính gộp, vì thế chu kỳ 4 năm đã được coi như là bao gồm cả năm thứ nhất và năm thứ tư. Điều này tạo ra quá nhiều ngày nhuận. Caesar Augustus khắc phục sự khác biệt này bằng cách phục hồi tần suất chính xác sau 36 năm sai lầm. Ông cũng bỏ qua một số ngày nhuận nhằm tổ chức lại lịch của năm.

Trật tự lịch sử của các năm nhuận (tức các năm có ngày nhuận) trong thời kỳ này đã không được các nguồn sử liệu cổ đại đưa ra rõ ràng, mặc dù sự tồn tại của chu kỳ năm nhuận ba năm một lần đã được xác nhận bởi câu ghi lại trên bia có niên đại khoảng từ năm 9 TCN tới năm 8 TCN. Nhà niên đại học Joseph Scaliger năm 1583 đã thiết lập được là cải cách của Augustus đã diễn ra năm 8 TCN, và suy luận ra là chuỗi các năm nhuận thời kỳ đó là các năm 42, 39, 36, 33, 30, 27, 24, 21, 18, 15, 12, 9 TCN, 8, 12 v.v. Giả thiết này vẫn là giải pháp được chấp nhận rộng rãi nhất hiện nay. Đôi khi người ta cũng cho rằng năm 45 TCN cũng đã là năm nhuận.

Nhiều giải pháp khác cũng đã được đưa ra theo thời gian. Năm 1614, Kepler đề nghị rằng chuỗi chính xác các năm nhuận thời đó là 43, 40, 37, 34, 31, 28, 25, 22, 19, 16, 13, 10 TCN, 8, 12 v.v. Năm 1883, nhà niên đại học người Đức Matzat đề nghị các năm 44, 41, 38, 35, 32, 29, 26, 23, 20, 17, 14, 11 TCN, 4, 8, 12 v.v., dựa vào một đoạn trong Dio Cassius có đề cập tới ngày nhuận của năm 41 TCN và được nói trong đó là mâu thuẫn với quy tắc (của Caesar). Trong những năm thập niên 1960, Radke cho rằng cải cách trên thực tế được thực hiện khi Augustus trở thành Giáo hoàng Maximus năm 12 TCN, và cho rằng chuỗi đúng phải là 45, 42, 39, 36, 33, 30, 27, 24, 21, 18, 15, 12 TCN, 4, 8, 12 v.v.

Năm 1999, một tờ giấy cói (papyrus) Ai Cập đã được công bố, nó cung cấp bảng lịch thiên văn cho năm 24 TCN theo cả ngày tháng của người La Mã và người Ai Cập. Từ điều này, nó có thể chỉ ra là chuỗi có khả năng nhất là 44, 41, 38, 35, 32, 29, 26, 23, 20, 17, 14, 11, 8 TCN, 4, 8, 12 v.v, rất gần với chuỗi mà Matzat đưa ra. Chuỗi này chỉ ra rằng chuỗi năm nhuận Julius chuẩn được bắt đầu từ năm 4, năm thứ mười hai của cải cách của Augustus. Ngoài ra, theo chuỗi này thì năm La Mã thực tế đã đồng nhất với năm Julius đón trước trong khoảng thời gian từ năm 32 TCN tới 26 TCN. Điều này giả thiết rằng một trong các mục đích của việc tổ chức lại lịch của cải cách Augustus là để đảm bảo các ngày tháng quan trọng trong sự nghiệp của ông, nổi tiếng nhất là ngày thất thủ của Alexandria, ngày 1 tháng 8 năm 30 TCN, đã không bị ảnh hưởng bởi sự chỉnh sửa của ông.

Ngày tháng La Mã trước năm 32 TCN thông thường là diễn ra từ 1 đến 2 ngày trước ngày có cùng ngày Julius như thế, vì thế ngày 1 tháng 1 trong lịch La Mã của năm đầu tiên sau cải cách của Julius trên thực tế rơi vào ngày 31 tháng 12 năm 46 TCN (ngày Julius). Một hiệu ứng lạ lùng của điều này là sự ám sát Caesar diễn ra vào ngày Ides (ngày thứ 15) của tháng 3 năm 44 TCN chính là ngày 14 tháng 3 năm 44 TCN trong lịch Julius.